Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh dẫn đến tình trạng xây dựng và đặt biệt xây dựng trái phép ngày càng nhiều và đó là nguyên nhân cho những hậu quả khôn lường. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề nóng hổi và đáng quan tâm, Chúng tôi xin hướng dẫn một số bước cơ bản của quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm

+ Đơn xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất ( xin mẫu tại cơ quan nộp hồ sơ )

+ Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất ( sổ hồng, sổ đỏ, bằng khoán .v.v. sau đây gọi tắt là GCNQSDD)

+ CMND và Hộ Khẩu công chứng trong 06 tháng và còn hiệu lực ( CMND không bị quá hạn 15 năm )

+ Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất – Phòng tài Nguyên môi trường cấp huyện nơi quản lý đất trên GCNQSDD.


Lưu ý: thửa đất phải là đất sạch không thuộc diện quy hoạch, giải tỏa nằm trong định hướng phát triển của khu vực, trước khi được chấp thuận bán bộ phòng tài Nguyên môi trường sẽ thẩm tra, xác minh nếu được chấp thuận sẽ tiến hành tiếp tục bước 2.

Bước 2: Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính có 2 trường hợp

TH1: Người sở hữu tàu sản hoàn thành nghĩa vụ tài chính và không nợ

+ Đến sở tài Nguyên môi trường xin biểu mẫu đóng thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất

+ Đóng thuế và nghĩa vụ tài chính

TH2: Người sở hữu tài sản xin ghi nợ tiền sử dụng đất ( tối đa 5 năm Điều 12 Thông tư 76/2014/TT-BTNMT)

1. Thủ tục ghi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất

a) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư; hoặc có đơn xin ghi nợ khi nhận thông báo nộp tiền sử dụng đất nộp về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (trong trường hợp chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.

b) Căn cứ hồ sơ địa chính, trong đó có đơn xin ghi nợ tiền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) chuyển đến, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất phải nộp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định và lập hồ sơ theo dõi nợ tiền sử dụng đất (sổ theo dõi nợ được lập chi tiết theo diện tích đất trong hạn mức và ngoài hạn mức); đồng thời chuyển thông tin về số tiền sử dụng đất phải nộp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc cơ quan tài nguyên và môi trường.

c) Căn cứ vào số tiền sử dụng đất do cơ quan thuế xác định, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trong đó có ghi nợ số tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận. Trường hợp sau khi nhận Thông báo nộp tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân mới có đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trong đó có ghi nợ số tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chuyển thông tin về ghi nợ tiền sử dụng đất đến cơ quan thuế cùng cấp để lập sổ theo dõi nợ và thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định.

2. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất:

a) Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế kê khai thanh toán nợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan thuế căn cứ vào sổ theo dõi nợ để làm thủ tục thanh toán nợ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ trên Giấy chứng nhận, hộ gia đình, cá nhân mới thanh toán nợ hoặc trong thời hạn 5 năm mà chưa thanh toán hết nợ thì số tiền sử dụng đất còn nợ đối với từng loại diện tích trong hạn mức và ngoài hạn mức được quy đổi ra tỷ lệ (%) chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích này như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp bằng (=) tiền sử dụng đất còn nợ chia (:) cho tổng số tiền sử dụng đất được tính theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận nhân (x) với tiền sử dụng đất xác định lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.

b) Sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành việc thanh toán nợ, căn cứ sổ theo dõi nợ, cơ quan thuế xác nhận theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này để người sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) làm thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận.

3. Hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng thì phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ. Trường hợp được phép chuyển nhượng một phần thửa đất, trên cơ sở hồ sơ cho phép tách thửa, cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích chuyển nhượng. Trường hợp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: