Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Hợp thức hóa nhà đất giấy tay, coi chừng là bẫy?

Gần đây việc Nghị định số 01/2017/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thì việc mua nhà đất bằng giấy tay đã được xem xét để cấp chủ quyền ( sau đây gọi tắt là cấp GCN ) và chủ để hợp thức hóa nhà đất giấy tay là câu chuyện đang được bàn tán sôi nổi giữa những môi giới nhà đất, khách hàng và nhà đầu tư. Cụ thể điểm mới của nghị định này:
  • Người dân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 (ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực), có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chủ quyền nhà, đất) lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.
  • Người dân đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ trước ngày 1/1/2008, sử dụng đất do nhận thừa kế trước ngày 1/7/2014 (không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất) cũng được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không bị buộc phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển nhượng phải nộp các hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định.
  • Điều kiện để được cấp sổ đỏ là nhà, đất đó đang sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp, khiếu nại; đảm bảo yêu cầu về công khai, minh bạch, đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Nhưng người dân cần hiểu kỹ về Nghị định này để không phải tiền mấy tật mang khi ham mua nhà nhà đất giá rẻ bằng giấy tay:

Mua nhà đất giấy tay – khó khăn trong việc xác định nguồn gốc
  • Mặc dù việc mua nhà đất giấy tay khi làm thủ tục cấp GCN lần đầu tiên không bắt buộc phải lập hợp đồng chuyển nhượng tại phòng công chứng nhưng việc xác định giao dịch đó là hợp pháp cũng hết sức khó khăn vì có thể tài sản giao dịch đã qua nhiều đời, có thể không liên lạc được với những chủ đời trước: ” ví dụ tài sản của ông A bán cho ông B, rồi B bán cho C, chuyển nhiều vòng qua vài chục người đến F chẳn hạn. Nếu giữa những lần mua bán có sự làm chứng của phường, xã hoặc chí ít việc lăn tay thì cũng còn cứu vãn được, chứ nếu chỉ là miến giấy lộn thì gian nan vô cùng. ” A Tâm, một cò hợp thức hóa chia sẻ.
  • Chưa kể đến việc nhiều chủ đất cũ khi liên hệ để hỗ trợ thì vì nhiều lý do ( đa phần do giá nhà đất tăng ) nên không hợp tác dẫn đến tranh chấp, kéo dài thời gian.

Hợp thức hóa nhà đất giấy tay: phải phù hợp với quy hoạch
  • Nhiều người dân lầm tưởng bất cứ trường hợp nào mua nhà đấy giấy tay có hợp đồng mua bán ( không cần công chứng ) đều được hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận nhưng ngay trong nghị định đã có quy định rõ ràng rằng: ” điều kiện để được cấp sổ đỏ là nhà, đất đó đang sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch “.
  • Phù hợp với quy hoạch nghĩa là: diện tích tách thửa tối thiểu, hệ thống đường đi, điện, nước .v.v. phải phù hợp với quy hoạch của địa phương đó.
  • Rất nhiều trường hợp mua đất nền Bình Chánh khu vực Vĩnh Lộc A, B, Lê Minh Xuân hoặc Bình Hưng Q8 .v.v. đều vướn phải trường hợp mua một phần nhỏ chung với nhiều người khác và phần nhỏ này nằm dưới diện tích tách thửa tối thiểu của khu vực và trường hợp này không được cấp GCN riêng.

Làm giả ngày mua bán: không phải chuyện hiếm
  • Gần đây việc có nhiều cò hợp thức hóa nhà đất làm giả, ký lùi ngày mua bán trên giấy tay về trước năm 2008 để dễ dàng hợp thức hóa với lời hứa ngọt ngào cho những khách mua mới sẽ hỗ trợ hết mình và cam kết chắc chắn được cấp giấy chứng nhận nhưng hậu quả của việc này hầu như ai cũng hiểu.
  • Anh Quy một môi giới nhiều năm ở đất nền Biên Hòa chia sẻ: hợp thức hóa giấy tờ ngoài việc phải phù hợp với thời gian của Nghị Định mới còn phải phù hợp với quy hoạch của khu vực đang định mua bán nên mọi người cần cẩn trọng tìm hiểu thật kỹ để tránh tiền mất tật mang.
Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: